Thông tin mới dự án đường Vành Đai 4 năm 2021

Vào ngày 6/6/2021, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị các cơ chế chính sách đầu tư về dự án Đường Vành Đai 4 đoạn qua địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Dưới đây là những thông tin mới dự án đường Vành Đai 4 năm 2021.

Sơ đồ hướng tuyến đường Vành Đai 4 
Sơ đồ hướng tuyến đường Vành Đai 4 

1. Thông tin mới dự án đường Vành Đai 4 

Trên cơ sơ ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, Phó thủ Tướng Chính phủ Lê Văn Thành và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tại cuộc họp 14/05/2021 với lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố; TP Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và tỉnh Long An để triển khai các công việc liên quan đến đầu tư tuyến Vành Đai 4 - TP HCM và Công điện số 03/CĐ-BGTVT ngày 05/06/2021 của Bộ giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có ý kiến đề xuất và kiến nghị các cơ chế, chính liên quan đến công tác đầu tư xây dựng tuyến đường Vành Đai 4 đoạn qua các địa bàn tỉnh như sau:

2. Sự cần thiết phải đầu tư Đường Vành Đai 4

Đường Vành Đai 4 - TPHCM tổng chiều đài 200.25km đi qua các tỉnh, thành phố gồm Bà Rịa - Vũng Tau, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh và Long Anh với chiều dài qua các địa phận như sau: 

+ Đoạn qua Thành phố Hồ Chí Minh: Chiều dài 20.35 km

+ Đoàn qua Bà Rịa - Vũng Tàu: Chiều dài 18.3 km

+ Đoạn qua tỉnh Bình Dương: Chiều dài 48.25 km

+ Đoạn qua tỉnh Đồng Nai: Chiều dài 45.45 km

+ Đoạn qua tỉnh Long An: Chiều dài 67.9 km

Theo quy hoạch chi tiết Đường Vành Đai 4 - TP HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1698/QĐ-TTg ngày 28/09/2011, quy mô đầu tư với bề rộng 67-74.5m cho 6-8 làn cao tốc ở giữa và đường song hành chạy suốt mỗi bên, cho tổng cộng 04 làn xe cơ giới và thô sơ.

Đây là tuyến giao thông trọng điểm kết nối hệ thống Cảng Cái Mép - Thị Vải (Cảng trung chuyển Quốc tế thược nhóm Cảng đặc biệt của quốc gia) Với toàn bộ các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và kết nối các tỉnh Nam Tây Nguyên và Camphuchia.

Về công tác lập dự án và triển khai theo quy định đối với đoạn tuyến Vành Đai 4 qua địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến chỉ đạo thực hiện trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại thông báo số 16/TB-VPCP ngày 25/03/2021 của Văn phòng Chính phủ.

Về phương án tuyến đường Vành Đai 4, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có ý kiến góp ý tại văn bản số 5095/UBND-VP ngày 13/05/2021. Theo đó, đề nghị Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh vị trí điểm đầu tuyến đường Vành Đai 4 từ vị trí "Điểm đầu nối với tuyến nhánh 8.8km đường cao tốc thuộc đường cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu" (theo quy hoạch hiện nay) đến vị trí mới là "Nút giao thông cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu với đường Hội Bài - Phước Tân (ĐT992) thuộc xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ"

Tuyền đường Vành Đai 4 - TPHCM sẽ kết nối vào đường Hội Bài - Phước Tân (ĐT992) đã kết nối ra Cảng Cái Mép theo tuyến đường 991B đang thi công. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tiếp tục triển khai đầu tư nâng cấp đoạn tuyến ĐT992 từ điểm cuối dự án đường 991B đến đường cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu (dài khoảng 9km) với quy mô từ 6-8 làn xe để kết nối đồng bộ với đường Vành Đai 4.

Nguyên tác phân chia dự án thành phần đầu tư theo địa bàn mỗi tỉnh/thành phố. Trường hợp phạm vi đầu tư còn lại trên địa bàn một tỉnh ngắn không khả thi khi đầu tư PPP riêng biệt xem xét ghép với phân đoạn liền kề trên địa phương lân cận. Mỗi dự án thành phần sẽ được đầu tư theo hình thức PPP, trong đó bao gồm các đoạn đầu tư PPP và các đoạn đầu tư công. Không tính chi phí các đoạn đầu tư công trong vốn đầu tư Nhà nước của dự án PPP. Mức thu phí chỉ tính toán trên các đoạn đầu tư PPP.

- Phân kỳ đầu tư trên mặt ngang:

+ Đầu tư 04 làn cao tốc ở giữa và đường gom không liên tục phục vụ dân sinh

+ Giải phóng mặt bằng 1 lần theo quy mô hoàn chỉnh

Đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Đoạn Phú Mỹ - Bàu Cạn xã Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) chưa được đầu tư có chiều đài khoàng 18.3km (đã được đơn vị tư vấn kiểm tra cập nhật mới). Dự kiến phương án phân kỳ đầu tư hoàn thiện với quy mô 04 làn cao tốc với tổng kinh mức dự kiến khoảng 5,375 tỷ đồng, trong đó chi phí đền bù GPMB khoảng 1,446 tỷ đồng. Qua tính toán sơ bộ ước tính số năm thu phí dự kiến, mức phí KĐ 1700 đồng/km khoảng 19.5 năm, nhà nước hỗ trợ 2,570 tỷ đồng (47.8%)

Nguồn vốn đầu tư cho dự án, chi phép sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (của Trung ương, địa phương) nguồn vốn của doanh nghiệp BOT và các nguồn vốn hợp pháp khác (nguồn vốn vay, phát hành cổ phiếu công trình, nguồn ODA, nguồn quỹ đát...). Chi phí đền bù GPMB do nguồn vốn ngân sách các địa phương chi trả.

3. Đề xuất các cơ chế chính sách thực hiện dự án Vành Đai 4

Để công tác triển khai đầu tư tuyến đường Vành Đai 4 - TPHCM được thuận lợi, nhanh chóng và đảm bảo tính đồng bộ khai thác trên toàn tuyến, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 và đề xuất các cơ chế sau:

3.1 Cơ chế chính sách liên quan đến đất đai:

Theo quy định khoản 1 điều 58 Luật Đất Đai quy định điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất: đối việc giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phải phụ hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, phải có ý kiến của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ Tướng Chính phủ.

Để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội giao (hoặc uỷ quyền) cho Hội đồng nhân dân các địa phương thực hiện thẩm quyền chuyển mục đích đất rừng, đất trồng lúa liên quan đến dự án đường Vành Đai 4 và các khu vực dự kiến tạo quỹ đất bán đấu giá tạo nguồn đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông.

3.2 Tiến độ thực hiện các đoạn tuyến của các địa phương

Do tuyền được phân thành các đoạn và giao cho từng địa phương thực hiện nên việc kết nối đồng bộ các tuyến và tiến độ thực hiện cần được thống nhất nhằm đảo bảo hiệu quả đầu tư và khai thác tuyến là hết sức cần thiết. Kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xây dựng kế hoạch thực hiện chung cho các địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo các địa phương thực hiện đồng bộ về tiến độ thi công trên toàn đoạn tuyến nhằm đảo bảo tính kết nối và phát huy hiệu quả đầu tư tuyến đường Vành Đai 4.

3.3 Về quy trình thực hiện dự án

Để đảm bảo tính thống nhất trong chỉ đạo điều hành, quản lý các dự án đầu tư theo phương thức PPP, hợp đồng BOT, kiến nghị Bộ giao thông vận tải xây dựng quy trình để hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện và phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề vượt thẩm quyền nhằm đảo bảo tiến độ đầu tư công trình.

3.4 Về huy động vốn, kêu gọi đầu tư theo phương thức PPP

Theo quy định tại khoản 4, Điều 9, Luật Ngân sách số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015 do Quốc Hội ban hành thì nhiệm vụ chỉ thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm, do đó các tuyến đường cao tốc do Bộ Giao thông vận tải quản lý sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách trung ương. 

Tuy nhiên, để thúc đẩy tiến độ đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đồng thuận chủ trương giao cho các địa phương tự tổ chức thực hiện bằng nguồn Vốn của địa phương và nguồn vốn của doanh nghiệp theo Phương thức PPP. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thống nhất chủ trương đầu tư Vành Đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh bằng nguồn vốn cũa địa phương thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng; nguồn vốn hỗ trợ một phần của ngân sách trung ương và nguồn vốn của doanh nghiệp theo phương thức PPP, hợp đồng BOT; đoạn tuyến trên địa phận tỉnh nào thì tỉnh đó thực hiện.

3.5 Đối với việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng

Hiện nay, quy hoạch chi tiết đường Vành Đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, quy hoạch xây dựng đô thị mới Phú Mỹ thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Để thuận lợi cho công tác phê duyệt điều chỉnh Vành Đai 4, điều chỉnh quy hoạch xây dựng và các quy hoạch khác liên quan đến Vành Đai 4, các khu vực phát triển quỹ đất.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để nghị Bộ Giao thông vận tải Báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao (hoặc uỷ quyền) cho Hội đồng nhân dân địa phương quyết định việc quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch liên quan đến dự án: quy hoạch hướng tuyến, quy mô tuyến, các đoạn kết nối, các vị trí lên xuống kết nối với đường vành đai 4; quy hoạch phát triển các khu đất dọc theo tuyến (xây dựng khu vực kinh tế, khu dân cư, khu công nghiệp..); điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và các quy hoạch khác có liên quan.

4. Các ý kiến góp ý  

Do tính chất công trình đòi hỏi yêu cầu về chuyên môn, kỹ thuật rất cao nên UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị Bộ Giao thông vận tỉ thực hiện thủ tục thẩm định và phê duyệt Báo cao nghiên cứu khả thi dự án theo quy định. Do công tác phê duyệt chi mang tính chất thủ tục hành chính, sau khi có kết quả thẩm đình của Bộ giao thông vận tải.

Riêng đối vối việc thẩm định, và phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đề nghị Bộ Giao thông vận tải giao cho địa phương thực hiện để đảm bảo tính chủ động và tiến độ thực hiện dự án cho phụ hợp với nhu cầu thực tế của công trình.

Đề nghị Bộ Giao thông Vận Tải kiến nghị Thủ Tướng Chính Phủ giao cho địa phương thực hiện công tác thẩm định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án (do Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương thực hiện), nếu công trình thuộc thẩm quyền của Bộ Tài Nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.