Ý nghĩa quan trọng của dự án xây dựng cầu Cát Lái

Tắc nghẽn giao thông trên cầu Cát Lái (Quận 2) đang là vấn đề nóng hổi hiện nay. Nhiều tuyến cao tốc trên địa bàn rơi vào tình trạng quá tải ảnh hưởng đến an sinh xã hội nghiêm trọng. Nhằm giải quyết vấn đề này, thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án xây dựng cầu Cát Lái. Hãy cùng congtykimoanh.vn tìm hiểu mô hình công trình này thông qua bài viết sau đây nhé!

Giới thiệu công trình xây dựng Cát Lái

Trong thời gian vừa qua, Chính phủ nhà nước Việt Nam đã giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai thẩm quyền triển khai khởi công xây cầu Cát Lái. Dự án nhằm thay thế phà Cát Lái với tổng chiều dài là 3.782m.

Sơ đồ xây cầu thay thế phà Cát Lái đã được Chính phủ phê duyệt
Sơ đồ xây cầu thay thế phà Cát Lái đã được Chính phủ phê duyệt

Cây cầu bắt ngang qua sống Đồng Nai và nối liền quận 2 (TP Hồ Chí Minh) với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). Cụ thể trên các khu vực Nguyễn Thị Định (quận 2) và Lý Thái Tổ (Nhơn Trạch) Dự kiến thời gian bắt đầu xây dựng vào năm 2020 và chấm dứt vào năm 2025.

Phương án xây dựng Cát Lái được đề xuất bởi hai đơn vị: Công ty Cổ Phần Đầu tư xây dựng 194 và Liên danh nhà đầu tư Thái Sơn – Cienco1 – Đức Bình – Cái Mép. Dự kiến xây cầu Cát Lái dây văng sẽ bắt ngang sông Soài Rạp với kích thước chiều dài 650m, chiều rộng 37m.

Dự án xây dựng cây cầu nằm trong tổng thể kế hoạch phát triển công trình đô thị. Dự kiến tổng chiều dài cầu Cát Lái đạt 4.5 km. Công trình dành cho 6 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp quy định vận tốc 80km/giờ.

Quá trình đầu tư và triển khai dự án xây cầu Cát Lái

Mức đầu tư công trình theo báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng cầu thay phà Cát Lái hợp đồng BOT của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 194 là 5.717 tỷ đồng và 4.447 tỷ đồng. Như vậy, điểm đầu của cầu Cát Lái nằm ở ngã tư giao giữa đường D với đường Nguyễn Thị Định (Quận 2). Điểm kết thúc cách phà xã Phú Hữu, Nhơn Trạch, Đồng Nai khoảng 1.2 km.

Với quy mô đầu tư tương đối lớn, dự án xây cầu được đề xuất phân chia thành ba phần cơ bản. Phía Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 194 sử dụng 100% vốn doanh nghiệp triển khai nâng cao dự án theo hình thức BOT. Từ đó mà quốc lộ 1K cầu Hóa An, khu vực Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh được áp dụng.

Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh thống nhất xây cầu Cát Lái
Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh thống nhất xây cầu Cát Lái

Bên cạnh đó, một phần của dự án được đề xuất xây dựng theo hình thức BOT kết hợp BT do Liên danh nhà đầu tư Thái Sơn – Cienco1 – Đức Bình – Cát Mép đưa ra. Đối với phương án triển khai phần cầu dựa vào hình thức BOT không đáp ứng tiêu chuẩn khả thi. Đơn vị chủ thầu sẽ tính toán làm theo phương án BOT kết hợp BT.

Trên từng hạng mục công trình, Chính phủ Nhà nước đã yêu cầu phía tỉnh Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh giám sát chặt chẽ. Cũng bởi tổng mức đầu tư với 4 làn xe trên cầu Cát Lái lên đến 5.700 tỷ đồng.

Đồng thời hạn mục giải phóng mặt bằng cho cả hai khu vực chiếm 1.225 tỷ đồng. Nếu áp dụng hình thức BOT, khả năng có thể thu hồi vốn trong vòng 23.7 năm. Bên cạnh đó, cả hai tỉnh Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh cùng hỗ trợ thêm 2.000 tỷ đồng góp vào hạng mục này.

Lợi ích dự án xây cầu Cát Lái cho Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh

Bên cạnh dự án cầu Cát Lái thì dự án cao tốc Bến Lức, Long Thành cũng thu hút nhiều sự quan tâm hiện nay. Hai công trình có mối quan hệ với nhau vì tuyến cao tốc sẽ băng qua huyện Nhơn Trạch, Long Thành. Tuyến đường có thêm các nút giao cầu vượt, nhánh rẽ lối xuống cả hai huyện trên.

Dự án khởi công xây dựng cầu thay phà Cát Lái đã khiến người dân cả hai khu vực vui mừng khôn tả. Cây cầu ngang sông xóa bỏ vấn đề “qua sông lụy phà” ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt người dân trong nhiều năm nay.

Cầu Cát Lái được đầu tư hơn 7000 tỷ đồng
Cầu Cát Lái được đầu tư hơn 7000 tỷ đồng

Cây cầu mang đến giải pháp giảm bớt tình trạng ùn tắc trên những tuyến đường gần đó. Sự di chuyển thuận tiện có thể hỗ trợ chính sách giãn dân do Chính phủ đề ra. Có thể trong những năm sắp tới, huyện Nhơn Trạch sẽ trở thành ngoại ô TP Hồ Chí Minh.

Việc triển khai xây cầu Cát Lái tiết kiệm khá nhiều thời gian cho các phương tiện lưu thông. Để đi từ Nhơn Trạch đến quận 2 chỉ mất khoảng 7 phút xe máy. Như vậy, người dân làm việc tại các quận lân cận như quận 9 sẽ không gặp phải tình trạng kẹt phà nữa.

Cầu Cát Lái được đánh giá cao với vai trò kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước. Kể từ khi đề xuất, chủ trương xây dựng câu cầu nhanh chóng thu hút sự đồng ý của rất nhiều cơ quan lãnh đạo cấp cao.

Luồng lưu thông từ Nhơn Trạch đến TP Hồ Chí Minh bằng phà Cát Lái rất lớn. Điều này thể hiện giá trị giao thương quan trọng của thành phố với tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.  Ngoài ra, câu cầy còn có tác dụng liên kết các vành đai giao thông quốc gia. Nhờ đó, dự án góp phần tăng thêm năng lực giao thông kết nối Đông Nam Bộ với TP Hồ Chí Minh, thậm chí là sân bay quốc tế Long Thành.

Xây dựng cầu Cát Lái nằm trong dự án phát triển đô thị quốc gia. Công trình nhận được nhiều đánh giá tích cực với ý nghĩa cải thiện vấn đề giao thông trên các khu vực liên quan. Mong rằng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích cho các bạn đang quan tâm.