Phân biệt sổ hồng và sổ đỏ đơn giản, chính xác nhất 2023

Sổ đỏ và sổ hồng là 2 khái niệm khác nhau để nói về quyền sở hữu, sử dụng đất và nhà ở. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn khá nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm trên. Để biết hiểu rõ, chính xác và cách phân biệt 2 loại giấy tờ cùng theo dõi bài viết dưới đây bạn nhé!

Khái niệm sổ đỏ, sổ hồng

Sổ đỏ là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành trước năm 2009, bên ngoài bìa có màu đỏ, với nội dung ghi nhận quyền sử dụng đất cho khu vực ngoài đô thị (đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm nhà ở thuộc nông thôn,…). Sổ đỏ đa phần được cấp cho hộ gia đình nên khi chuyển nhượng  hoặc giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất cần có chữ ký của các thành viên trên 18 tuổi.

Sổ hồng là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở” do Bộ Xây dựng ban hành, bên ngoài bìa màu hồng với nội dung ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại khu vực đô thị áp dụng với nhà ở, đất ở đô thị. Khi chuyển nhượng đất thì chỉ cần chữ ký của người đứng tên trên Giấy chứng nhận.

Trong quá trình cấp sổ hồng sẽ xảy ra trường hợp sau:

– Cấp “giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”  khi chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở.

–  Cấp “Giấy chứng nhận quyền sở hữu ở nhà” khi chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở

Tuy nhiên kể từ ngày 10/12/2009:

– Theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP đã ra quy định thống nhất hai loại giấy nêu trên thành một với tên gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” (có tên gọi tắt là Sổ hồng mới, bìa có màu hồng cánh sen) do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp

– Theo Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định là loại giấy xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng nêu trên.

Trường hợp các loại giấy tờ nêu trên đã được cấp trước ngày 10/12/2009 thì không cần phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và vẫn có giá trị pháp lý tương đương.

Phân biệt sự khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ

STT NỘI DUNG SỔ HỒNG SỔ ĐỎ
1 Đối tượng sử dụng

Sổ hồng được sở hữu bởi chủ nhà, đồng thời là chủ sử dụng đất ở hoặc chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung

Sổ đỏ sẽ bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu đất
2 Khu vực được cấp sổ Đô thị Ngoài đô thị.
3 Loại đất được cấp sổ Đất ở đô thị Đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và khu làm muối.
4 Cơ quan ban hành Bộ Xây dựng Bộ Tài nguyên và Môi trường
5 Màu sắc bên ngài Có màu hồng Có màu đỏ
6 Nội dung bên ngoài Bìa đầu tiên có nội dung “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” Bìa bên ngoài có dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”
7 Yêu cầu khi thực hiện giao dịch đất Chữ ký của người đứng tên Chữ ký của các thành viên trên 18 tuổi

Câu hỏi thường gặp

Sổ hồng và sổ đỏ sổ nào giá trị hơn

  • Xét về giá trị pháp lý thì cả hai đều có giá trị pháp lý được thể hiện hiện ở tài sản được ghi nhận quyền (quyền sử dụng đối với đất trên sổ đỏ, quyền sở hữu đối với nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trên sổ hồng).
  • Xét về giá trị thực tế thì giá trị của Sổ hồng và Sổ đỏ phụ thuộc vào giá trị thực tế của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như: Vị trí, diện tích, tình trạng, tài sản khác gắn liền với đất (cây trồng…).

Có bắt buộc phải đổi sổ đỏ sang sổ hồng mới không?

  • Không, sổ đỏ vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý (Theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013)
  • Sổ đỏ, Sổ hồng có phải là tài sản không?
  • Không, Trên thực tế sổ đỏ và sổ hồng chỉ là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, hay các tài sản khác được gắn liền với đất hợp pháp.

Ưu điểm khi ban hành sổ hồng mới?

Sự đổi mới này mang lại sự thuận tiện cho người dân khi thực hiện các giao dịch liên quan đến giấy tờ hành chính về đất đai. Không cần phải mang nhiều giấy tờ rườm rà như trước đây.

Trên đây là bài viết giúp các bạn giải đáp những thắc mắc liên quan tới Sổ hồng, Sổ đỏ, và sự khác biệt giữa hai loại giấy tờ này. Những thông tin tưởng chừng như quen thuộc nhưng đôi khi vẫn có người nhầm lẫn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và phân biệt được chính xác sổ đỏ và sổ hồng để có thể hiểu rõ giấy tờ mình đang sử dụng và có thể chuẩn bị đủ và chính xác các giấy tờ cần thiết cho các thủ tục hành chính sau này.