Cập nhật thông tin mới về sân bay quốc tế Long Thành

Hàng không là một trong những lĩnh vực có tiềm năng phát triển kinh tế rất cao. Tuy nhiên các sân bay lớn như Tân Sơn Nhất, Nội Bài đang rơi vào tình trạng quá tải đáng báo động. Để khắc phục điều này, Nhà nước đã phê duyệt dự án xây dựng sân bay Quốc tế Long Thành. Hãy cùng congtykimoanh.vn tìm hiểu quy mô của công trình này thông qua bài viết sau đây nhé!

Sơ lược dự án sân bay Quốc tế Long Thành

Sân bay quốc tế Long Thành được nằm tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Men theo TP Hồ Chí Minh về hướng Đông khoảng 40km sẽ thấy dự án xây dựng sân bay quốc tế lớn nhất nước.

Sân bay Long Thành dự kiến khởi công vào năm 2021
Sân bay Long Thành dự kiến khởi công vào năm 2021

Thông qua nghị định xét duyệt chính thức, dự án được khởi công với quy mô gồm 25.000 ha đất. Trong đó, diện tích cảng hàng không Quốc tế tại sân bay Long Thành đạt 5000 ha. Công trình được đánh giá cao về địa thế và vị trí xây dựng. Sân bay nằm ngay trung tâm khu vực Đông Nam Á với các đường bay Bắc – Nam, Đông – Tây.

Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Dự án bước vào giai đoạn đầu tiên với công suất lên đến 25 triệu hàng khách/năm. Thời gian dự kiến khánh thành đưa sân bay vào hoạt động là năm 2025. Điều này chứng tỏ quy mô sân bay đạt cỡ quốc tế và hứa hẹn sẽ trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam.

Quy hoạch xây dựng khu chức năng trong sân bay

TP Hồ Chí Minh – Đồng Nai được xem là vị trí khá thuận lợi để xây dựng sân bay quy mô lớn. Dự án sân bay quốc tế Long Thành có tiềm năng cạnh tranh với hàng loạt sân bay khác. Từ đó, Chính phủ Việt Nam đặt ra định hướng sân bay Long Thành trở thành Cảng trung chuyển hàng không. Công trình đại diện cho thủ phủ hàng không quốc gia phục vụ các chuyến bay trong và ngoài nước.

Theo quy hoạch tổng thể, sân bay có tổng cộng bốn tuyến đường cất hạ cánh đạt được tiêu chuẩn quốc tế. Công trình hướng đến đối tượng phục vụ là các loại máy bay khổng lồ như Airbus A380, Boeing 747 – 8.

Tầm nhìn của sân bay quốc tế Long Thành
Tầm nhìn của sân bay quốc tế Long Thành

Bên cạnh đó, bốn nhà ga sân bay được xây dựng với công suất phục vụ 100 triệu khách/năm. Dự án xây dựng sân bay quốc tế hướng đến quy mô sân bay cấp “4F” (tức là mức cao nhất) hoặc cao hơn tiêu chuẩn do ICAO đặt ra.

Các khu chức năng trong sân bay quốc tế Long Thành được thiết kế vô cùng hiện đại và đa dạng. Đó là các khu hỗ trợ, kho trung chuyển, khu công nghiệp và khu Logistics. Dự án giành khoảng 15.000 ha nhằm xây dựng khu dân cư hiện hữu, khu tái định cư, khu đô thị thông minh thành phố sân bay.

Lối ra vào chính thức của sân bay Long Thành được đặt tại khu thương mại tự do, khu vui chơi giải trí và dịch vụ hỗ trợ sân bay. Quy mô đầu tư hạng mục này dự kiến lên đến 5.000 ha. Còn 2000ha tiếp theo phục vụ khu du lịch, dịch vụ, thể thao cho cán bộ công nhân viên hoặc hành khách bay chuyến dài.

Mảng xanh dự trữ phát triển là một hạng mục khá độc đáo trong dự án xây dựng sân bay. Công trình có thêm các khu cách ly, khu phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, khu an ninh quốc phòng phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội hiện nay.

Nhà ga bao gồm ba lầu với một tầng trệt và hai tầng cao. Mỗi tầng được thiết kế phục vụ chức năng khác nhau. Điển hình như tầng trệt là nơi hành khách đón xe đến hoặc rời khỏi sân bay. Vì vậy nơi đây được bố trí sảnh đón, phòng khách Vip, khu vực ăn uống và bến xe đón taxi, bus.

Lên đến tầng một là các cửa hàng kinh doanh miễn thuế. Đây cũng là nơi sân bay thực hiện chức năng nối chuyến, nhận hành lý hoặc nhập cảnh. Tầng hai là nơi khách hàng tập trung nghỉ ngơi, chờ đợi, ăn uống, mua sắm. Khu vực kiểm soát an ninh, hải quan, xuất cảnh được bố trí tại tầng ba.

Các giai đoạn xây dựng sân bay đạt chuẩn quốc tế

Bộ Giao thông vận tải đề ra mục tiêu hoàn thành dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành phần đầu tiên trong năm 2024, 2025. Trong đó, công trình được chia thành ba giai đoạn chính như sau:

Dự án được đề xuất đẩy nhanh tiến độ thi công
Dự án được đề xuất đẩy nhanh tiến độ thi công

Giai đoạn 1: Bắt đầu từ năm 2019 và dự kiến hoàn thành năm 2025

Thời điểm này sẽ triển khai xây dựng một đường băng và nhà ga hành khách đầu tiên. Công suất đặt ra đạt đến 25 triệu khách/năm và luân chuyển tối đa 1,2 triệu tấn/năm hàng hóa. Dự án chi trả mức đầu tư cho giai đoạn 1 là 114.451 tỷ đồng.

Giai đoạn 2: Bắt đầu từ năm 2025 và dự kiến hoàn thành năm 2035

Dự án tiếp tục xây dựng đường băng và nhà ga thứ hai. Công suất mong muốn đạt đến 50 triệu khách/năm và 15 triệu tấn/năm hàng hóa.

Giai đoạn 3: Bắt đầu từ năm 2035 và dự kiến hoàn thành năm 2050

Kết quả công trình cuối cùng sẽ có bốn sân bay và bốn nhà ga được hoàn thành. Mục tiêu cao nhất dự án đặt ra với công suất phục vụ 100 triệu khách/ năm và luân chuyển 5 triệu tấn/ năm hàng hóa. Với quy mô lớn như vậy, dự án sân bay quốc tế Long Thành huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn như: Quỹ đầu tư phát triển Chính Phủ, Trái phiếu Chính Phủ và cổ phần nước ngoài.

Bài viết trên đây giới thiệu tổng quan dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành tại Đồng Nai. Mong rằng đây là những chia sẻ hữu ích với những ai quan tâm chủ đề này.