HNK là đất gì? Một số thông tin liên quan bạn cần biết

Trên bản đồ nhà đất bạn có thể bắt gặp ký hiệu HNK. Vậy HNK là đất gì? Cùng tìm hiểu chi tiết khái niệm cũng như các thông tin liên quan đến đất HNK trong bài viết dưới đây.

Đất HNK là gì?

Luật đất đai 2013 đã quy định đất đai có 3 nhóm: đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Trong đó HNK thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Theo quy định tại Mục III, Phục lục số 1, Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT thì HNK là ký hiệu riêng của loại đất trồng cây hàng năm khác.

Mục đích sử dụng: trồng các loại cây nông nghiệp ngắn hạn dưới 1 năm chẳng hạn như: ngô, khoai, mía, dâu tằm.

Có thể dùng đất HNK để xây nhà hay không?

Câu trả lời ở đây là có. Tuy nhiên cần thực hiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và phải được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho cấp phép, và chỉ áp dụng đối với một số loại đất được quy định tại Điều 57 Luật Đất đai 2013 cụ thể như sau:

  • Từ đất trồng lúa chuyển sang đất trồng rừng, đất làm muối, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản
  • Từ đất trồng cây hàng năm khác (HNK) chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm
  • Từ đất rừng đặc dụng chuyển sang đất rừng sản xuất sử dụng, đất rừng phòng hộ vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp.
  • Từ đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp
  • Từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất thổ cư
  • Từ đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất chuyển sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất.

Để tiến hành đăng ký chuyển đổi mục đích sử dụng đất HNK bạn cần thực hiện các thủ tục sau:

Bước 1: Chủ sở hữu đất nộp 1 bộ hồ sơ đầy đủ tại Cơ quan có thẩm quyền bao gồm: đơn đăng ký biến động đất đai, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền trên đất.

Quy trình đăng ký chuyển đổi mục đích sử dụng đất HNK như sau:

Bước 2: Sau khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ, khi đó sẽ xảy ra 2 trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: tiếp nhận và xử lý hồ sơ
  • Trường hợp 2: Hồ sơ bị thiếu, không hợp lệ: cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn thiện, bổ sung theo quy định trong vòng 3 ngày.

Bước 3: Sau khi đã tiếp nhận hồ sơ Cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý và giải quyết hồ sơ.

Bước 4: Đợi nhận kết quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất HNK tại nơi nộp hồ sơ.

Ưu – nhược điểm khi đầu tư vào đất HNK?

Ưu điểm

- Nguồn cung phong phú nên chủ đầu tư không cần bỏ quá nhiều công sức tìm kiếm.

- Vốn ít do đất HNK có giá rẻ hơn rất nhiều so với đất thổ cư

- Tiềm năng sinh lời lớn và thanh khoản nhanh đối với đất HNK nằm gần khu vực đông dân cư. Chủ đầu tư sẽ kiếm được một khoản không hề nhỏ nếu thành công chuyển mục đích sử dụng đất HNK sang đất ở.

Nhược điểm

- Diện tích đất HNK thường rất lớn nên giá bán cũng theo đó mà trở nên cao vì vậy chỉ phù hợp với những nhà đầu tư có sẵn nguồn vốn lâu dài với hình thức đầu tư là mua xong sau đó chờ cơ hội chuyển đổi thành đất thổ cư, phân lô bán nền.

- Rủi ro cao trong trường hợp nhà đầu tư mua đất HNK để chuẩn bị cho một dự án mới nhưng quy hoạch đô thị tại khu vực đó lại không triển khai như dự định.

- Nếu nhà đầu tư chọn mua đất HNK ngoài khu vực quy hoạch thành đất ở thì nguồn vốn sẽ bị “đóng băng” rất lâu khi đó, nhà đầu tư chỉ có thể chuyển hướng sang trồng trọt, chăn nuôi hoặc cho thuê lại với giá thấp.

- Nếu chẳng may mảnh đất chủ đầu tư vừa mua thuộc diện giải tỏa thì đất sẽ bị thu hồi với khoản đền bù không đáng kể và nhà đầu tư sẽ mất đi cơ hội thu lợi nhuận.

Từ những ưu nhược điểm trên cho thấy nhà đầu tư cần cân nhắc kĩ lưỡng khi quyết định đầu tư vào đất HNK để tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Các câu hỏi liên quan đến đất HNK

HNK và CLN phân biệt như thế nào?

Sự khác nhau giữa HNK và CLN là loại cây trồng. Đối với HNK - đất trồng cây hàng năm khác thì chuyên dùng trồng những loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn không quá 1 năm. Còn với CLN - đất trồng cây lâu năm thì trồng những loại cây có thời gian sinh trưởng dài hơn trên 1 năm.

Thời hạn sử dụng đất HNK là bao lâu?

Hiện nay không có quy định về thời hạn sử dụng đất HNK. Vì vậy, chủ sở hữu có thể sử dụng loại đất này cho đến khi địa phương có quyết định thay đổi về quy hoạch.

Phí chuyển đất HNK sang đất ở được tính như thế nào?

Chi phí khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất được căn cứ vào Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP cụ thể:

Phí chuyển đổi = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp

Thời gian chuyển đất HNK sang đất ở có lâu không?

Hiện nay theo quy định thời gian chuyển đất HNK sang đất ở là:

  • Không quá 15 ngày, chủ sở hữu đất sẽ được giải quyết chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
  • Không quá 25 ngày đối với khu vực miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về đất HNK. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm đất HNK là gì? Và một số thông tin liên quan.