Cập nhật tiến trình dự án Vành đai 3 TPHCM trong năm nay

Dự án Vành đai 3 (TP HCM) do bộ GTVT và Tổng Công ty Đầu tư phát triển, Tổng Công ty Cửu Long quản lý thực hiện. Tuyến đường được xây dựng với mục tiêu kết nối bốn vùng trọng điểm gồm Bình Dương, Long An, Đồng Nai, TP HCM. Để cập nhật tiến trình dự án, mời các bạn hãy cùng congtykimoanh.vn theo dõi bài viết sau đây nhé!

Tổng quan dự án xây dựng Vành đai 3

Bắt đầu từ năm 2011, Thủ tướng Chính Phủ Việt Nam đã phê duyệt dự án Đường Vành đai 3 (TP HCM). Đến năm 2013, dự án thông qua lược điều chỉnh cuối cùng và tiếp tục triển khai. Đây là dự án xây dựng đường cao tốc quy định vận tốc 100km/h cho xe đô thị di chuyển. Quy mô tuyến đường Vành đai 3 trải dài trên 97 km. Bao gồm bốn làn xe cơ giới và hai làn xe hỗn hợp.

Bản đồ quy hoạch đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh
Bản đồ quy hoạch đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh

Báo cáo nghiên cứu tính khả thi của dự án Vành đai 3 (TP HCM) đã được phê duyệt vào năm 2019. Bắt đầu từ đó đến năm 2022, dự án sẽ thực hiện thiết kế kỹ thuật và giải phóng mặt bằng. Song song quá trình thực thi, dự án tiếp tục kêu gọi và sơ tuyển nhà đầu tư.

Vành đai 3 là một tuyến đường huyết mạch có tác dụng ngăn chặn tình trạng ùn tắc giao thông tại các con đường lớn. Ngoài ra, tuyến đường là nơi giao thương của các tỉnh thành lân cận nối tiếp với TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tuyến đường còn mang đến nhiều lợi ích về việc thu hút nhà đầu tư hướng đến cơ sở hạ tầng tại đây. Từ năm 2022 đến 2025 là giai đoạn thi công và khai thác tuyến đường. Căn cứ vào cơ sở nhu cầu vận tải và khả năng cân đối nguồn lực để dự án tiếp tục hoàn thiện.

Nghiên cứu từng Đoạn hình thành Vành Đai 3 (TP HCM)

Sau quá trình nghiên cứu và phê duyệt, dự án Vành đai 3 được triển khai qua bốn đoạn, cụ thể như nhau

Đoạn thứ nhất

Quãng đường tính từ Tân Vạn đến Nhơn Trạch có tổng chiều dài là 34.4km. Tuyến đường sẽ đi qua tỉnh Đồng Nai (được gọi là Vành đai 3 Nhơn Trạch) và thành phố Hồ Chí Minh (được gọi là Vành đai TP HCM). Chi tiết quy hoạch dự án Vành đai 3 Đoạn 1 còn được chia thành hai phần là 1A và 1B như sau:

  • Thành phần 1A: Tuyến đường từ tỉnh lộ 25B đến cao tốc TP HCM, Long Thành, Dầu Dây. Dự án đã được Chính Phủ Việt Nam phê duyệt và ký kết hợp đồng vay vốn cùng Chính phủ Hàn Quốc.
  • Thành phần 1B:Tuyến đường từ cao tốc TP HCM, Long Thành, Dầu Giây kéo đến điểm giao thoa giữa Thủ Đức trên Xa lộ Hà Nội. Dự án được đầu tư theo hình thức BOT với chiều dài là 8.96km. 

Nếu quá trình khiển khai không gặp phải trục trặc thì dự án giai đoạn thành phần 1A và 1B được khởi công vào cuối năm 2018. Tiếp theo giai đoạn 2 cũng được chia ra thành hai phần 2A và 2B như sau:

Theo dõi tiến trình xây dựng đường Vành đai 3
Theo dõi tiến trình xây dựng đường Vành đai 3
  • Tuyến đường 2A: Bắt đầu từ cao tốc Bến Lức, Long Thành đến tỉnh lộ 25B.
  • Tuyến đường 2B: Bắt đầu từ nút giao Lê Văn Việt đến nút giao Tân Vạn.

Đoạn thứ hai

Quãng đường tính từ Bình Chuẩn đến Tân Vạn (được gọi là Vành đai Bình Dương) với tổng chiều dài 16.7km. Hiện nay, dự án này đã được chuyển giao toàn bộ cho tỉnh Bình Dương đầu tư xây dựng. Về cơ bản, tỉnh đã đưa tuyến đường vào khai thác nhằm phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân.

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, dự án được quy hoạch tổng thể giao thông vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Như vậy, điểm đầu giao cắt quốc lộ 1A tại Tân Vạn, trùng tuyến đường Tân Vạn, Mỹ Phước. Sau đến đoạn Bình Chuẩn thì tuyến rẽ trái giao quốc lộ 13 tại Thủ Dầu Một.

Điểm cuối cùng của Đoạn 2 vượt sông Sài Gòn tại Cảng Bà Lụa hiện hữu về phía Hạ Lưu. Trước hết, thời gian xây dựng ước tính từ năm 2020 và mục tiêu đạt chuẩn cao tốc loại A bao gồm quy mô 6 – 8 làn xe.

Đoạn thứ ba

Quãng đường tính từ quốc lộ 22 đến Bình Chuẩn và tổng chiều dài là 19,1 km. Tuyến đường xuyên qua khu vực thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. Tính đến thời điểm này, dự án xây dựng Đoạn 3 vẫn đang kêu gọi các nhà đầu tư ước tính khoản chi phí lên đến 10.000 tỷ đồng.

Các đường vành đai được xây dựng nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển
Các đường vành đai được xây dựng nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển

Đoạn thứ tư

Quãng đường tính từ Bến Lức đến quốc lộ 22 và tổng chiều dài là 28.9 km. Tổng mức đầu tư Đoạn 4 ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng và đi qua địa phận tỉnh Long An, thành phố Hồ Chí Minh.

Tuyến đường đi về hướng Nam và song song với Kênh An Hạ. Đoạn 4 đi xuyên qua Khu công nghiệp Mỹ Yên, Tân Bửu về đến điểm giao cuối với đường cao tốc TP HCM, Trung Lương và đường cao tốc Bến Lức, Long Thành.

Hiện nay, dự án Vành đai 3 (TP HCM) đang được đẩy nhanh liên kết giao thông cùng các khu vực lân cận. Nhờ vào chủ trương xây dựng dự án này mà tình hình bất động sản tại địa phận có tuyến đường băng qua liên tục nóng hổi. Mong rằng những chia sẻ từ bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về dự án này.